Contact Us

Vào ngày 2/11/2018 vừa qua, tại văn phòng Công ty CP truyền số liệu Việt Nam, tổ chức buổi : Trao đổi thông tin về Văn hóa doanh nghiệp tại DCV giữa Ban lãnh đạo và các thành viên trong công ty. 

Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa. Về mặt khoa học quản trị, việc quản trị một doanh nghiệp hay quản trị một quốc gia đều có những nét tương đồng.

Người ta thường sử dụng “pháp luật” và “văn hóa xã hội” như hai công cụ quan trọng để quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thể dùng “quy chế” và “văn hóa doanh nghiệp” để quản lý một doanh nghiệp”. Vậy quản lý công ty bằng quy chế và quản lý công ty bằng văn hóa khác nhau như thế nào? Hai cách quản lý này hỗ trợ và kết hợp nhau ra sao? Dùng quy chế để tạo văn hóa, và dùng văn hóa để thực thi quy chế, quản lý công ty bằng quy chế => mọi người phải tuân theo như thế, mang tính bắt buộc, quản lý công ty bằng văn hóa => mọi người tin và theo như thế, mang tính tự nguyện.

(ông) Dương Công Đồng - PGĐ công ty trao đổi về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
(ông) Dương Công Đồng – PGĐ công ty trao đổi về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.

Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứng của thị trường), thời gian giao hàng…

Để có được những lợi thế này doanh nghiệp phải có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc (phương pháp 5 M: man, money, material, machine, method). Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra.

Vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp.

Theo một khảo sát của Dale Carnegie chỉ ra khoảng cách trong việc nhận thức về tầm quan trọng và việc triển khai văn hóa công ty tại Việt Nam.

Khảo sát về mức độ triển khai văn hóa doanh nghiệp.
Khảo sát về mức độ triển khai văn hóa doanh nghiệp.

Nguồn: Dale Carnegie Việt Nam

Theo kết quả khảo sát này, xét theo thang điểm 10, mức độ xem trọng văn hóa của các công ty Việt Nam đật xấp xỉ 9 điểm, nhưng mức độ triển khai thì chỉ đạt 5 điểm. Khoảng cách là 4 điểm chứng tỏ có một sự khác biệt hẳn giữa nhận thức và triển khai.

Về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có công ty xây dựng về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi… rất đầy đủ, thậm chí có cả phòng Văn hóa, nhưng việc triển khai trên thực tế – làm sao để để nhân viên “ngấm” được văn hóa được viết ra đó là một thử thách.

Vì vậy, vào ngày 2/11/2018 vừa qua, tại văn phòng Công ty CP truyền số liệu Việt Nam, tổ chức buổi : Trao đổi thông tin về Văn hóa doanh nghiệp tại DCV giữa Ban lãnh đạo và các thành viên trong công ty. Buổi trao đổi nhằm mục đích: Tuyên truyền thông tin về các triết lý hành động, triết lý văn hóa, định hướng phát triển DCV giúp các nhân viên hiểu được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong phát triển bền vững. Tôn trọng những đóng góp tích cực từ mỗi cá thể, để bổ sung hoàn thiện cho văn hóa doanh nghiệp. Củng cố tinh thần. Gây dựng một tập thể DCV vững mạnh.

(chị) N.T.Thúy phát biểu đóng góp tích cực
(chị) N.T.Thúy phát biểu đóng góp tích cực

Để góp phần không nhỏ trong thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, DCV luôn đề cao yếu tố con người – là nguồn lực quý hiếm, và luôn được ưu tiên hàng đầu.

Buổi trao đổi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp tích cực của các thành viên nhà DCV. DCV coi trọng những ý kiến tượng trưng là những viên gạch giúp DCV sớm trở thành 1 tòa nhà sừng sững, vững chãi. Xây dựng mô hình văn hóa gia đình. 

Tại DCV các cán bộ không chỉ đến để làm việc gây dựng nên những công nghệ mới, là một môi trường tuyệt vời trong việc đào tạo kỹ năng mềm, tạo cơ hội các thành viên phát triển hoàn thiện bản thân. DCV bao bọc cho thương hiệu của mình bằng một nền tảng vững chãi về Văn hóa doanh nghiệp. Có thể với chỉ 5 năm điều hành còn nhiều sự non trẻ, thiếu sót nhưng tại DCV bạn sẽ nhìn thấy những triết lý văn hóa và hành động liên tục không ngừng nghỉ của một công ty trẻ nhưng đầy triển vọng.

Ban lãnh đạo cùng đội ngũ quản lý tại DCV hiểu rằng: “Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức”

Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Như một nhà nghiên cứu về văn hoá tổ chức có nói rằng “văn hoá xác định luật chơi”.

Theo Dale Carnegie Việt Nam, “văn hóa công ty là những suy nghĩ vô thức dẫn đến quyêt định và hành vi của nhân viên mỗi ngày.” Văn hóa công ty ảnh hưởng đến chiến lược công ty, cách ra quyết định, thái độ hướng đến khách hàng và khả năng tương tác, sự tự tin của nhân viên… Vì vậy, văn hóa công ty có liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh và sự phát triển của công ty.

Không chỉ cố gắng cải tiến một môi trường làm việc năng động, hấp dẫn, ưu đãi các chế độ, chính sách cho nhân viên , một vài yếu tố thuộc Văn Hóa Doanh Nghiệp DCV BẠN CẦN BIẾT?

A, Tuân thủ nội quy công ty.

1, Đi đúng giờ

2, Lễ phép khi gặp sếp.

3, Trang phục gọn gàng lịch sự.

4, Trung thực, không trộm cắp.

5, Tiết kiệm điện

6, Vệ sinh sạch sẽ

B, Triết lý văn hóa:

1, Đối với cấp trên tuân thủ mệnh lệnh và thực thi hiệu quả.

2, Đối với đồng nghiệp: chân thành, hành động và chia sẻ.

3, Đối với khách hàng : hợp tác tận tụy cùng phát triển.

4, Giao tiếp văn minh, lịch sự, tôn trọng lẽ phải.

5, Luôn là người đúng hẹn.

C, Triết lý hành động,.

1, Không nói lý do, chỉ nói kết quả.

2, Không tranh luận chỉ nói giải pháp.

  1. Không chứng tỏ cá nhân, đề cao sức mạnh tập thể.

4, Mỗi ngày làm việc là ngày tạo giá trị gia tăng.

5, Không vụ lợi. nhưng được thừa nhận lợi ích.

Ban truyền thông. 

Bài viết có sử dụng một vài dữ liệu tham khảo giúp đề cập tình trạng chính xác hơn.)

Thông tin nộp hồ sơ

Đính kèm CV

You may put any HTML here. This is dummy copy. It is not meant to be read. It has been placed here solely to demonstrate the look and feel of finished, typeset text. Only for show. He who searches for meaning here will be sorely disappointed.